Cách định giá website hoặc doanh nghiệp trực tuyến trong năm 2020

Nếu bạn đang cố gắng hiểu cách định giá một website hay một doanh nghiệp trực tuyến, bạn đã đến đúng nơi. Xác định chính xác giá trị website đôi khi là việc khó khăn nhất trong quá trình mua hàng. Việc loại bỏ đi tài sản hữu hình (physical assets) đôi khi sẽ làm việc định giá trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu đươc các ưu, nhược điểm của các phương pháp định giá, thu thập đúng dữ liệu về các giá trị truyền tải liên quan và áp dụng chúng chính xác, bạn sẽ gần như định giá được website đó một cách hoàn chỉnh.

Tại FE International, chúng tôi đánh giá và môi giới mua bán các doanh nghiệp trực tuyến, với các chiến lược kiếm tiền từ lưu lượng truy cập (như SaaS, AdSense, Subscription) trên hầu hết mọi lĩnh vực. Chúng tôi đã bán nhiều công ty với số nhân thu nhập khác nhau, từ 1.5x lên đến >6x (sẽ được miêu tả chi tiết ở phần dưới), và chứng kiến một vài định giá hấp dẫn được chính người mua nghĩ ra. Với kinh nghiệm và kiến thức tích lũy từ hơn 800 giao dịch cùng một đội ngũ những nhà đầu tư giày dặn kinh nghiệm, chúng tôi đem đến cho những người đã và sẽ mua hàng những sự chỉ dẫn kĩ lưỡng nhất về việc định giá website và kinh doanh trên internet.

Bạn đang sở hữu website và muốn được định giá miễn phí? Click vào đây!

Một số thách thức phổ biến khi định giá website phải kể đến như:

  1. Không hiểu rõ hoặc dùng sai các kĩ thuật định giá
  2. Thu thập và xử lí sai thông tin khi đưa vào phân tích
  3. Bỏ sót những yếu tố bên ngoài hoặc một bức tranh tổng quát

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp một vài câu hỏi liên quan đến những kĩ thuật định giá hữu ích, cũng như cung cấp các ví dụ thực tế về định giá doanh nghiệp mà chính chúng tôi đã quan sát và thu thập được.

Làm thế nào để định giá một website hoặc một doanh nghiệp trực tuyến? Tôi nên dùng các phương pháp nào?

Phân tích dòng tiền

Một trong những cách tốt nhất để đánh giá một doanh nghiệp là dùng phân tích DCF (Discounted Cash Flow), bao gồm phán đoán các dòng tiền tự do của mục tiêu mua lại và chiết khấu chúng với một tỷ lệ chiết khấu đã định trước, thường là chi phí vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp đó. Cơ sở lí luận của mô hình này được dựa trên giá trị thời gian của đồng tiền, quy định rằng một đô la của ngày hôm nay sẽ có giá trị hơn một đô la của ngày mai. Click vào đây nếu bạn muốn đọc thêm về DCF và click vào đây nếu bạn muốn thử sử dụng một trong những mô hình sẵn có.

DCF nên được quan tâm một cách nghiêm túc bởi những nhà đầu tư hướng tới các công ty đã phát triển ổn định với dòng tiền dễ dự đoán. Nhưng không may, sự hướng tới này hiếm khi đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp trực tuyến trưởng thành và phát triển. Sự chênh lệch về luồng tiền mặt hàng tháng, sự non nớt của mô hình kinh doanh và chất lượng của dữ liệu tài chính biến DCF vừa là một điểm dữ liệu hữu ích để so sánh, vừa có phần hơi dư thừa. Tuy vậy, nó vẫn là một công cụ nên có với mọi doanh nghiệp trực tuyến.

Phân tích các giao dịch trước đây

Tìm kiếm các thương vụ mua bán trước đây của các công ty tương tự, tạm gọi là công ty X,  cũng là một cách tiếp cận truyền thống để định giá một doanh nghiệp. Cách này mang tính chất tham khảo và thường được dùng để kiểm tra tính chính xác của DCF và một số phương pháp khác. Với những phương pháp như vậy, chúng ta cần phải tìm các dữ liệu mang tính chất so sánh như số nhân thu nhập và doanh thu. Điều quan trọng ở đây, là chúng ta phải xác định thông số định giá chủ chốt cho mỗi giao dịch. Nghĩa là, liệu công ty X đó được định mức như những số nhân của EBIT, EBITDA, doanh thu hay là một tham số nào khác? Sau khi xác định được thông số định giá chủ chốt, công ty X sẽ được định giá. Sau đó, bạn chỉ cần áp dụng cách này với công ty bạn đang muốn định giá tương tự như công ty X.

Để phân tích các giao dịch tương tự trước đây một cách chính xác, bạn cần truy cập dữ liệu giao dịch. Điều này có thể không khó với các công ty nhà nước nhưng lại được đặc biệt giữ kín trong lĩnh vực sát nhập và mua bán công ty trực tuyến (M&A). Một vài ví dụ từ CenturicaSitePoint sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, cách phân tích này có thể trở nên phức tạp nếu như bạn không quen biết các bên tham gia vào giao dịch. Tuy vẫn có cơ hội để phân tích trên thị trường, nhưng những giao dịch này thường bị sai lệch hoặc có chất lượng thấp so với các giao dịch mô giới trước đó.

Số nhân thu nhập (Earning-Multiple)

Phương pháp định giá thứ ba là việc sử dụng số nhân thu nhập. Trong bối cảnh của những công ty đại chúng, số nhân thu nhập được dùng như là tỉ số P/E multiples cũng như là EV/EBITDAEV/Sales hoặc các chỉ số cơ bản tương tự. Trong thế giới kinh doanh trực tuyến, các nhà đầu tư ngày càng chú ý tới các phương pháp dựa trên số nhân bởi tính đơn giản và hiệu quả của nó khi sử dụng cho các dữ liệu tài chính hoặc các dữ liệu so sánh.

Phương pháp multiple-led hướng dẫn người mua nhân luồng tiền mặt vượt trội của người bán (seller’s discretionary cashflow) với một số nhân phù hợp với hoạt động kinh doanh. Số nhân phù hợp là khi tất cả các bên tìm cách xây dựng quan điểm riêng của mình và hy vọng đạt được sự đồng thuận trước khi thỏa thuận. Các yếu tố ảnh hưởng đến số nhân doanh nghiệp chính là chìa khóa cho việc định giá doanh nghiệp trực tuyến, cũng là những khía cạnh chính tiếp theo của bài viết này.

Một số phương pháp khác

Định giá lưu lượng truy cập (traffic valuation)

Đây là một phương pháp được áp dụng với các trang web chưa kiếm được nhiều tiền nhưng có lưu lượng truy cập tốt. Khi sử dụng phương pháp này, người mua phải tra cứu các cụm từ khóa phổ biến cho việc tìm kiếm website đó, sau đó xác định giá trị chi phí cho mỗi lần nhấp chuột của từ khóa. Ví dụ, nếu một website có ba cụm từ khóa dẫn đến hơn 90% lưu lượng truy cập, hãy tìm CPC (cost per click) trong Google Adwords và nhân nó cho mỗi cụm từ theo số lượng khách truy cập website bằng mỗi cụm từ tìm kiếm đó.

Phương pháp này sẽ hữu ích cho việc thiết lập giá trị các website chưa kiếm được tiền (như các trang được quảng cáo cho AdSense), nhưng lại kém các phương pháp khác ở điểm nó chỉ có thể định giá lưu lượng truy cập. Các website không dựa vào lưu lượng truy cập để tăng doanh thu (ví dụ phần mềm hoặc doanh nghiệp SaaS), sẽ không được định giá chính xác theo giá thị trường khi dùng phương pháp này.

Chỉ số lưu lượng truy cập sẽ là một cách thú vị để kiểm tra giá trị của website. Tham khảo bài viết rất hay này của Justin tại FlipFilter nếu bạn hứng thú muốn biết thêm thông tin về phương pháp định giá này.

Một vài lời về công nghệ tự động hóa

Internet là nền tảng cho các giải pháp thuận tiện và nhanh chóng, nhanh như cách bạn tra cứu từ khóa “Công cụ định giá một website” trên Google vậy. Cách định giá website chuẩn xác nhất sẽ đòi hỏi dữ liệu cứng (hard data) và những phân tích tài chính kĩ càng, nhưng quan trọng nhất chính là khả năng đánh giá và phán xét của người định giá. Đây là điều mà không một công cụ tự động và hiện đại nào có thể thay thế được.

Các công cụ định giá trực tuyến thường làm giảm số liệu thống kê lưu lượng truy cập công khai (thường là xếp hạng Alexa) và CPM ước tính để dự đoán doanh thu quảng cáo. Một số tỷ lệ chiết khấu tùy ý được áp dụng dựa trên số tuổi của miền (domain), số lượng backlinks và các chỉ số khác. Đương nhiên, điều này sẽ nảy sinh một số vấn đề, ví dụ như không có thống kê hiệu suất tài chính hoặc không có thống kê về tiền bạc. Ta lấy ví dụ 4 công cụ định giá website nổi tiếng nhất trên Google là CheckWebsitePrice, SitePrice, NetValuator Webuka để định giá Facebook, giá trị của Facebook được các trang này định giá khoảng từ 1.1 đến 6.8 tỉ đô la Mỹ. Nhưng tại thời điểm bài viết này, giá trị doanh nghiệp của Facebook đã lên tới 138 tỉ đô la Mỹ.

Tạm gác lại các công ty lớn sang một bên, khi ta lấy 5 bản giao dịch gần đây nhất của FE International đem so sánh với SitePrice ở bảng dưới đây, có thể thấy được sự sai sót trong cách định giá của công cụ này từ 5x đến 90x so với giá bán thực tế. Khi được định giá bởi SitePrice, giá trị của chúng đều bị giảm đi nhiều lần.

Tuy nhiên không phải lúc nào các công cụ này cũng định giá công ty thấp hơn so với thực tế. Chúng có thể thiếu chính xác theo nhiều cách khác nhau đơn giản bởi vì sự thiếu xót trong dữ liệu định giá. Do đó, bạn sẽ không bao giờ có thể biết được chính xác giá trị website của mình.

Kêt luận cho việc này ư? Đừng bao giờ sử dụng chúng.

Dùng số nhân để định giá website hoặc doanh nghiệp trực tuyến

Sử dụng số nhân thu nhập là cách định giá thông dụng nhất khi sát nhập và mua lại những doanh nghiệp trực tuyến nhỏ. Có hai yếu tố trong phương pháp này mà những người mua cần hiểu rõ: xác định khả năng sinh lợi nhuận (profitability) và nhận diện những yếu tố có thể làm ảnh hưởng số nhân.

Xác định khả năng sinh lợi nhuận

Số lợi nhuận dùng trong cách định giá dựa trên số nhân còn được gọi là mức doanh thu vượt trội của người bán (seller discretionary earnings) hoặc SDE và SDC. SDE là số tiền còn lại khi tất cả chi phí hàng đã bán và chi phí điều hành đã được trừ khỏi tổng thu nhập.

SDE mang tính chủ quan và có thể thay đổi dựa trên cách hiểu về mức chi phí điều hành vượt trội (discretionary operating expenditure) của nhà đầu tư (một số chi phí có thể được sử dụng hoặc lược bỏ). May mắn thay, nhìn chung, các doanh nghiệp trực tuyến có cấu trúc chi phí đơn giản hơn nên tỉ suất của độ chênh lệch ước tính SDE cũng thấp hơn. Vì vây, khi đánh giá những bản thống kê tài chính của một doanh nghiệp trực tuyến, bạn nên kiểm tra phép tính SDE của bên môi giới và đảm bảo nó chỉ gồm những chi phí cần thiết, như:

  • Đền bù cho chủ sở hữu
  • Khấu hao (không phổ biến nhưng đây là một chi phí hợp pháp)
  • Chi phí đi lại (một số khoản có thể không liên quan đến doanh nghiệp)
  • Phí thuê văn phòng (có thể không cần thiết nếu như doanh nghiệp có thể điều hành từ nhà)

Có vô số những chi phí hợp lệ khác nên việc kiểm tra số liệu tài chính là rất cần thiết để bạn tính được con số chính xác.

Khi đã định nghĩa được rõ và tính toán SDE, bước tiếp theo là chọn ra một số nhân phù hợp.

Những yếu tố ảnh hưởng số nhân

Khi mua một doanh nghiệp, việc định giá rất phức tạp và có rất nhiều những yếu tố có thể thay đổi số nhân của doanh nghiệp đó. Tuy không có một danh sách các yếu tố cụ thể, nhưng có ba chủ đề chính cần được cân nhắc: khả năng chuyển nhượng (transferability), khả năng bền vững (sustainability) và khả năng mở rộng (scalability) của nguồn thu nhập. Bất cứ yếu tố thị trường hoặc điều hành nào có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ba chủ đề cối lõi này thì cũng sẽ ảnh hưởng đến sổ nhân.

Tại FE International, chúng tôi xem xét rất nhiều yếu tố trong quá trình kiểm định nội bộ để đưa ra được giá trị đúng nhất cho các website và doanh nghiệp trực tuyến. Sau đây là một số yếu tố thiết yếu nhất mà bạn phải cân nhắc khi định giá những cơ hội mua lại doanh nghiệp:

Tài chính:

  • Doanh nghiệp đã hoạt động được bao lâu?
  • Khuynh hướng của tổng thu nhập và thu nhập ròng như thế nào trong 1-3 năm vừa qua? Và trong vài tháng vừa qua?
  • Liệu chủ doanh nghiệp mới có thể sao chép cấu trúc chi phí không? Họ có thể tiết kiệm được chút nào không?
  • Có những bất thường nào trong lịch sử tài chính của doanh nghiệp không? Nếu có, chúng có được giải thích không?
  • Tất cả các nguồn thu nhập có thể bàn giao cho chủ mới không?
  • Độ ổn định của khả năng tạo thu nhập như thế nào?
  • Chủ doanh nghiệp có phải là một tác động lên khả năng tạo thu nhập không?

Lượng truy cập:

  • Bao nhiêu phần trăm của lượng truy cập là từ công cụ tìm kiếm? (Nếu như thuật toán của công cụ tìm kiếm thay đổi, bao nhiêu phần trăm sẽ bị rủi ro?)
  • Độ đảm bảo của xếp hạng tìm kiếm như thế nào? Những từ khóa ngắn và dài là gì?
  • Chiều hướng của lượng truy cập những năm gần đây thế nào? Và trong vài tháng vừa qua?
  • Website đã bao giờ bị ảnh hưởng bởi thuật toán của Google hay bị xử phạt chưa?
  • Chiều hướng của ngành như thế nào? (tham khảo Google Trends)
  • Lượng truy cập qua giới thiệu được lấy từ đâu? Có bền vững không?

Điều hành:

  • Người chủ phải dành bao nhiêu tiếng để điều hành doanh nghiệp?
  • Trách nghiệm của chủ doanh nghiệp gồm những gì? Có cần yêu cầu chuyên môn nào không?
  • Những kiến thức chuyên môn nào cần phải có để quản lí doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp có nhân viên hay nhà thầu nào không và họ được quản lí thế nào?

Lĩnh vực:

  • Lĩnh vực này có độ cạnh tranh như thế nào?
  • Những rào cản gì sẽ gặp phải nếu tham gia vào lĩnh vực này?
  • Lĩnh vực có đang phát triển không?
  • Gần đây có những xu hướng và sự phát triển gì?
  • Có những cơ hội mở rộng nào?

Khách hàng:

  • Doanh nghiệp lấy khách hàng từ đâu?
  • Mất bao nhiêu chi phí để thu được khách hàng?
  • Nếu là doanh nghiệp đăng ký hàng tháng (subcription business), giá trị trọn đời của khách hàng (customer lifetime value) và tỉ lệ hàng năm khi khách hàng ngừng đăng kí (churn rate) là gì?
  • Nếu là doanh nghiệp bán sản phẩm trả một lần, lượng khách có ổn định không? Họ có quay trở lại để mua hàng không?
  • Có thể tiếp thị, quảng cáo lại cho những khách hàng hiện tại không? Có danh sách gửi thư cho khách hàng (mailing list) không?

Những yếu tố khác:

  • Doanh nghiệp có những tài sản hữu hình hoặc trách nghiệm cụ thể trong khu vực không?
  • Có những giấy phép bắt buộc để doanh nghiệp được phép vận hành không?
  • Có bị vi phạm thương hiệu không?
  • Doanh nghiệp có cung cấp lợi thế đặc biệt nào không? (sở hữu thương hiệu)

Khi đã hiểu về những yếu tố liên quan đến định giá, những nhà đầu tư tiềm năng sẽ có cái nhìn rõ hơn về những thông tin cần phải có khi thẩm định một doanh nghiệp. Đây là lúc những đơn vị môi giới giỏi trở nên quan trọng. Họ sẽ sàng lọc tất cả các công ty trước khi chúng được phép tiến vào thị trường và hỗ trợ bạn hết mình trong suốt quá trình sát nhập hoặc mua lại doanh nghiệp.

Khi đã có câu trả lời cho các câu hỏi trên và những câu hỏi khác liên quan đến doanh nghiệp, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tìm số nhân phù hợp cho doanh nghiệp đó.

Thông thường, định giá website sẽ rơi vào từ 1x đến 5x số thu nhập ròng hằng năm với phần lớn các giao dịch sử dụng số nhân từ 2x đến 4x. Một số nguồn thông tin uy tín trong giới, như Centurica và SitePoint, đã nghiên cứu về vấn đề này. Họ thử nghiệm một vài giao dịch trên những mô hình khác nhau để đưa ra lập luận về sự chênh lệch khi định giá doanh nghiệp. Khuyến cáo: như đã được nêu ở trên, cả hai nghiên cứu đều bị cản trở bởi nguồn thông tin hạn hẹp. Quy định quan trọng nhất là nguồn gốc của số nhân phải lấy từ giá rao bán chứ không giá bán vì chúng có sự khác biệt rõ rệt.

Dưới đây, chúng tôi sử dụng 60 giao dịch tại FE International và đưa ra những số nhân trung bình cho giá bán của từng mô hình doanh nghiệp, sau đó tính từng sự chênh lệch trong từng nhóm:

Theo góc nhìn trực quan, có thể dễ hiểu khi những doanh nghiệp SaaS và đăng ký hàng tháng được định giá từ mức trung bình đến cao vì người mua sẽ đầu tư dựa trên lợi nhuận tái diễn của chúng. Các doanh nghiệp thương mại điện tử (E-Commerce) thường thu hút một lượng khách hàng lớn hơn, thường là thị phần ngoài đời thực. Các trang web đăng tải nội dung và tạo ra khách hàng tiềm năng (content and lead generation site) thường sẽ tốn nhân công hơn và tùy vào nội dung tìm kiếm, định giá của chúng sẽ thấp hơn.

Cuối cùng, điều quan trọng mà bạn cần ghi nhớ là không có hai doanh nghiệp trực tuyến nào giống nhau. Khi định giá chúng, bạn cần suy xét từng doanh nghiệp theo mẫu mà chúng tôi thực hiện dưới đây.

Thực hành định giá dựa trên số nhân

Bên dưới là một ví dụ để so sánh hai doanh nghiệp trực tuyến đang được đăng bán. Một doanh nghiệp là blog du lịch và cái còn lại là phần mềm nhiếp ảnh trực tuyến. Hai doanh nghiệp này đã được bán qua FE International với số nhân lần lượt là 1.5x và 3.7x. Những yếu tố quan trọng cần được suy xét trong trường hợp này bao gồm tuổi thọ của website, xu hướng tài chính, đối thủ trong ngành, thời gian cần có để điều hành và bản chất yêu cầu của công việc.

Đôi lời về lai lịch người mua

Cha đẻ của đầu tư giá trị – Benjamin Graham – đã dạy trong quyển sách cao cấp về đầu tư của ông rằng: giá trị có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi người. Do đó, giá mua đề nghị của từng người trên cùng một tài sản sẽ khác nhau.

“Giá cả là thứ bạn trả. Giá trị là thứ bạn nhận lại được.” – Warren Buffet

Bối cảnh đầu tư và tiêu chuẩn của từng người mua có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhận thức về giá trị. Bạn hãy tìm hiểu những ví dụ sau đây:

  • Nhà đầu tư chiến lược (strategic investors): những người mua này đã có sẵn quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể, và thu mua doanh nghiệp để sát nhập với tài sản hiện có của mình. Họ có khả năng nhận biết các khoản chi phí đáng kể và doanh thu.
  • Nhà bảo trợ tài chính (financial sponsors): Khi ngành sát nhập và mua lại doanh nghiệp trực tuyến ngày càng được chính thức hóa trên thị trường, sẽ có nhiều những khoản đầu tư tham gia vào sân chơi. Thông thường, những khoản đầu tư này đảm bảo một khoản ROI (return on investment) hoặc tự quản IRR mà sẽ kiểm soát tuyệt đối được số nhân đầu tư của họ.
  • Nhà đầu tư dựa trên nợ (debt-financed investors): đây là những nhà đầu tư hiếm hoi nhưng cũng giống với những nhà đầu tư tập trung vào ROI, họ dùng nợ để mua các doanh nghiệp điện tử và sẽ sử dụng những số nhân cao ngất ngưởng để trả lãi xuất trên số nợ của họ.

Tất cả những yếu tố đầu tư cụ thể này nên được xem xét khi định giá một doanh nghiệp trực tuyến.

Hiệu Ứng của Thị Trường

Dù một nhà đầu tư không nên bị chi phối quá nhiều bởi giá trị trường, nhưng cũng nên quan tâm đến những xu hướng luôn thay đổi của ngành sát nhập và mua lại doanh nghiệp trực tuyến. Một vài nghiên cứu thú vị của Centurica cho rằng trên thị trường, số nhân đã tăng lên trung bình từ 2.4x trong năm 2010 đến 3.3x trong năm 2013. Những con số này báo hiệu rằng chúng được dựa trên giá hỏi mua thay vì giá bán, và điều này đi đôi với kinh nghiệm nhiều năm gần đây của FE.

Khi thị trường tiếp tục phát triển, chính thức hóa và trưởng thành theo thời gian, sẽ càng có nhiều khách hàng bị thu hút vào sân chơi này, và nhu cầu cho những doanh nghiệp trực tuyến sẽ ngày càng tăng cao. Tại FE International, mỗi ngày chúng tôi đều gặp những người mới tham gia vào ngành này. Riêng nguồn cung cấp của những doanh nghiệp trực tuyến cao cấp đã rơi vào khoảng 1 triệu đô la Mỹ, tuy vậy vẫn khá thấp và thế nên, chúng tôi mong đợi sự gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được đăng bán trong tương lai. Điều quan trọng là các nhà đầu tư phải dính liền với một quá trình định giá khách quan, hợp lý, mang tính suy luận cao và cố gắng đừng bị cuốn vào những biến đổi của thị trường. Thay vào đó, ví dụ, hãy ý thức về sự cạnh tranh cao trong thị trường.

Những lời cuối cùng – Về Thẩm Định Đặc Biệt (Due Diligence)

“Thẩm định là kho báu vô giá; Thận trọng là bùa phép che chở.”

Nhìn lại tất cả những gì chúng tôi đã thảo luận, điểm mấu chốt để có một bài định giá website và sự sát nhập hoặc mua bán trực tuyến thành công chính là Thẩm Định Đặc Biệt (Due Diligence). Đây là những bước kiểm tra và đảm bảo rằng các giấy tờ tài chính của công ty đều chính xác và minh bạch. Qua quan sát được từ hàng trăm giao dịch trong những năm gần đây, những thương vụ thành công và giá trị nhất đều có quá trình thẩm định đặc biệt rất minh bạch và kỹ lưỡng. Những người mua thành công luôn làm “bài tập” của mình, giống như câu thành ngữ: “Giàu to là nhờ may mắn, còn để làm giàu thì cần siêng năng” (Great riches come from heaven; small riches come from diligence.) Nó là một nguyên tắc đơn giản: thu nhập những thông tin cần phải có cho bài định giá của bạn và kiểm chứng chúng một cách kĩ càng nhất.

Những chủ đề chính mà bạn cần chú trọng cho quá trình thẩm định đặc biệt của mình là tài chính, lượng truy cập và điều hành (xem thêm chi tiết tại đây). Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy những lỗi thường mắc phải khi tiến hành thẩm định đặc biệt là:

Kết luận

Hy vọng rằng sau bài viết này, bạn đã học được đôi điều về cách định giá website và các doanh nghiệp trực tuyến, cũng như tích lũy được vài kinh nghiệm về Thẩm định đặc biệt (Due diligence) để sử dụng trong tương lai. Chúng tôi mong bạn sẽ hiểu rõ được tầm quang trọng của ‘bức tranh toàn cảnh’ trước khi mua một doanh nghiệp trực tuyến, vì những nhà đầu tư thành công nhất mà chúng tôi đã từng làm việc chung những năm qua là những người nhìn vào tương lai và tiềm năng của website mà họ đang giao dịch để mua lại. Những người mua với chiến lược phát triển tốt sẽ có tầm nhìn xa hơn những con số và đưa ra nhiều nhận định thành công hơn. Có thể họ sẽ trả một giá khá cao khi bắt đầu, nhưng luôn luôn nhận lại được một sản phẩm xứng đáng và vô cùng chất lượng.

Bài blog này được phiên dịch từ tiếng Anh. Xem bản gốc tại đây.

Bạn đang sở hữu website và muốn được định giá miễn phí? Click vào đây!

Chú thích:

Những thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng nhiều trong bài:

  • Earnings multiples: số nhân thu nhập
  • Multiple: số nhân
  • Online business: doanh nghiệp trực tuyến
  • M&A (mergers and acquisitions): ngành sát nhập và mua bán công ty
  • Brokerage: môi giới
  • Physical assets: Tài sản hữu hình
  • Discounted Cash Flow (DCF): phân tích dòng tiền
  • Cost per click (CPC): chi phí của mỗi lần nhấp chuột
  • Hard data: dữ liệu cứng
  • Seller discretionary earnings: mức doanh thu vượt trội của người bán
  • Discretionary operating expenditure: mức chi phí điều hành vượt trội
  • Gross income: tổng thu nhập
  • Net income: thu nhập ròng
  • Earning power: khả năng tạo thu nhập
  • Customer lifetime value: Giá trị trọn đời của khách hàng, là tổng lời nhuận ròng của một khách hàng trong hiện tại và tương lai
  • Churn rate: tỉ lệ hàng năm khi khách hàng ngừng đăng kí
  • SaaS: phần mềm như một dịch vụ. Mô hình dịch vụ phần mềm cho phép nhà cung cấp phát triển ửng dụng trên web, sau đó khách hàng sử dụng nó qua Internet.
  • E-commerce: thương mại điện tử
  • ROI (return on investment): sinh lời từ đầu tư
  • Due Diligence: thẩm định đặc biệt

Về người viết:

Thomas là người sáng lập công ty FE International vào năm 2010. Anh đã sở hữu và vận hành nhiều website và doanh nghiệp trực tuyến thành công trên rất nhiều lĩnh vực. Anh là một chuyên gia trong việc định giá doanh nghiệp trực tuyến, thẩm định đặc biệt (due diligence) và chiến lược exit planning. Thomas còn là một người viết bài cho Entrepreneur.com.

Bạn đang sở hữu website và muốn được định giá miễn phí? Click vào đây!